Ý kiến thăm dò

Tình hình kinh tế - xã hội

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
118524

Tiềm năng phát triển của xã Ngọc Sơn

Ngày 22/07/2019 15:51:30

 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA XÃ NGỌC SƠN

Xã Ngọc Sơn là xã trung du miền núi nằm ở phía tây bắc của huyện Ngọc Lặc - tỉnh Thanh Hóa. Xã có 8 thôn, Dân số 4.025 người, với tổng diện tích đất tự nhiên là 1.554,27 ha.

1. Về vị trí địa lý

- Phía Đông giáp xã Ngọc Trung, huyện Ngọc Lặc

- Phía Bắc giáp xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc.

- Phía Nam giáp xã Ngọc Trung và Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc.

- Phía Tây giáp Thị trấn Ngọc Lặc.

- Xã Ngọc Sơn có hai tuyến đường giao thông huyện chạy qua là:

 + Tuyến đường chạy từ đường HCM qua xã Ngọc Liên, qua xã Ngọc Sơn đến giáp xã Ngọc Trung, tuyến đường này chạy qua xã Ngọc Sơn dài 2 km.

 + Tuyến đường chạy từ đường HCM qua xã Ngọc Khê, qua xã Ngọc Sơn tuyến đường này dài 9 km.

 + Tuyến từ Làng Mười chạy qua UBND xã đến giáp làng Trảy xã Ngọc Trung dài 4 km.

2. Về địa hình

 Địa hình Ngọc Sơn chủ yếu là đồi núi, tổng quan nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phía Tây Nam dọc theo ranh giới xã Minh Sơn là dãy núi cao, đỉnh cao nhất 343,70 m. Còn lại là bao chùm đồi bát úp, không đồng nhất, cao thấp xen kẽ nhau (độ cao các đỉnh đồi trên, dưới 100m) dưới chân thoải dần, có thể trồng màu, cây công nghiệp và trồng lúa nước.

Nước mưa trên phần đất phía Bắc của xã do tích chất của địa hình, chảy về 2 phía Tây và Đông, Phía Đông chủ yếu đổ ra sông Hép; Phía Tây chủ yếu gom nước đổ về hồ Ngọc Đó, hồ Giếng hang và dồn về khe rừng Mú nhận nước mưa từ các địa hình nói trên dồn về Bai si thôn Hoành Sơn chảy về Ngọc Trung.

Đất có độ dốc dưới 150, diện tích khoảng 650 ha chiếm khoảng 42% diện tích tự nhiên của xã. Số đất còn lại là đất có độ dốc trên 150.

3. Về khí hậu, thủy văn

- Khí hậu

  Ngọc Sơn nằm trong vùng khí hậu trung du tỉnh Thanh Hóa. Nền nhiệt độ cao vừa phải, tổng diện tích ôn cả năm 7.6000C – 8.5000C, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 39 - 410C; nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 0 - 30C. Lượng mưa cả năm khoảng 2.100mm, mùa mưa kéo dài 6 -7 tháng, từ tháng 4 đến tháng 11, mưa lớn ở các tháng 8,9,10. Độ ẩm không khí lớn, trung bình 86%. Lốc xoáy và lũ cuốn đột ngột, nắng hạn kéo dài vào mùa hè, rét đậm vào mùa đông.

Thủy Văn:

 Huyện Ngọc Lặc nói chung và xã Ngọc Sơn nói riêng nằm trong vùng thủy văn sông Chu. Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11, là vùng mưa lớn, lượng mưa trung bình hàng năm 1.600 - 2.200 mm/năm.

Đói với xã Ngọc Sơn, lượng mưa trung bình cả năm khoảng 2.100 mm. Cùng với địa hình phức tạp, độ dốc lớn…., lũ lụt cục bộ thường xuyên xảy ra vào mùa mưa. Tuy nhiên, nhờ có hệ thống hồ đập nhỏ như hồ Ngọc Đó, hồ Làng Bông…. là nơi điều tiết nước kịp thời khi xảy ra mưa lũ, nhờ đó ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống dân cư không đáng kể và không thường xuyên.

4. Về tài nguyên

4.1. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên: 1.554,27 ha, mật độ dân số 815m2/khẩu (Số liệu tính tại thời điểm 01/01/2010 dân số tính đến ngày 31/12/2010)

- Đất Nông Nghiệp: 1.091,64 ha

Đất sản xuất nông nghiệp: 439,42 ha

+ Đất trồng cây hàng năm: 407,36 ha

+ Đất trồng cây lâu năm: 32,06 ha

Đất lâm nghiệp: 639,82 ha

+ Đất rừng sản xuất: 524,22 ha

+ Đất rừng phũng hộ: 115,60 ha

Đất nuôi trồng thuỷ sản: 12,44 ha

- Đất phi nông nghiệp: 440,18 ha

- Đất ở nông thôn: 167,46 ha

- Đất chuyên dùng: 239,67 ha

- Đất nghĩa trang: 12,46 ha

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 20,4 ha

- Đất chưa sử dụng: 4,85 ha.

4.2. Tài nguyên rừng

Tổng diện tích rừng là: 639,82 ha.

- Diện tớch rừng tự nhiờn: 524,22 ha

- Diện tớch rừng phũng hộ: 115,60 ha

4.3. Tài nguyên nước

Tổng diện tích mặt nước sử dụng để nuôi trồng thủy sản: 12,44 ha chủ yếu là diện tích ao, hồ phục vụ nuôi trồng thủy sản.

Ngọc Sơn có một số suối nhỏ. Nguồn nước ở đây nhiều vào mùa mưa, nghèo kiệt vào mùa đông. Ngoài ra, còn có hệ thống ao hồ làm nơi dự trữ nước.

Cho đến nay, chưa có một đánh giá nào về tiềm năng nước ngầm đối với huyện Ngọc Lặc nói chung và xã Ngọc Sơn nói riêng. Năm 2009, trong dự thảo Báo cáo về chỉ tiêu trữ lượng đá sét xi măng khu vực ranh giới giữa 2 xã Minh tiến và Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc có ghi: “ Trong diện tích thăm dò, không có dòng chảy cố định, không có các điểm xuất lộ nước, tại các lỗ khoan thăm dò không phát hiện thấy nước ngầm”. Đối với xã Ngọc Sơn, chắc chắn cũng tương tự. Tuy nhiên, nước ngầm tầng nông (< 10 m) tại các khu vực thấp, tương đối phong phú, chất lượng nước trong, sạch đảm bảo cho sinh hoạt.

5. Cảnh quan môi trường:

Là xã có dãy núi tích bao bọc, môi trường cơ bản trong lành.Tuy nhiên, mưa lớn thường gây lũ lụt cục bộ, tuy ngắn nhưng ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường làng xãm, đồng ruộng. Gần đây, do chăn nuôi phát triển, chất thải từ chuồng trại chăn nuôi, trên đồng ruộng, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học đang có chiều hướng gây ô nhiễm các khu dân cư, ảnh hưởng tới môi sinh.

Hiện nay, rừng trên địa bàn xã có độ che phủ của rừng ngày càng cao, các hoạt động vệ sinh môi trường được chú trọng, đường làng ngõ xãm sạch sẽ, có 98% hộ gia đình dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 90% có hệ thống công trình vệ sinh hợp vệ sinh.

6. Đánh giá lợi thế phát triển dựa trên tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên của xã:

6.1. Thuận lợi:

  - Về vị trí địa lý: ở gần huyện lỵ, có hệ thống giao thông liên hoàn, giao lưu kinh tế với bên ngoài dễ dàng.

  - Việc trồng cây hàng năm như mía, sắn, sắn dây... tuy là bước đầu nhưng đang hướng tới nền sản xuất hàng hóa. Diện tích rừng sản xuất nhiều là cơ sở để phát triển nông lâm kết hợp, không những có hiệu quả kinh tế, mà còn bảo vệ được môi sinh môi trường.

  - Tiềm năng lao động còn nhiều, đặc biệt là lao động trẻ, có trình độ tay nghê là lợi thế để tham gia các công ty, nhà máy, xí nghiệp trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là tham gia xuất khẩu lao động mang lại nguồn thu nhập lớn cho người lao động.

  - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thường xuyên được chăm lo, ngày càng đầy đủ và nâng cao về chất. Khu dân cư nông thôn có nhiều thay đổi theo hướng văn minh.

  - Môi trường cơ bản trong lành.

  6.2. Các khó khăn, và các  công việc cần  thực hiện.

  - Phần lớn đất đai của xã có địa hình phức tạp, độ dốc lớn sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Do biến đổi khí hậu, thời tiết còn thất thường, trên 70 ha đất trồng lúa phụ thuộc tự nhiên, cần mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp, đảm bảo đời sống kinh tế ổn định cho nhân dân.

  - Đối với cây mía, cây sắn, đã có thị trường tiêu thụ, hoàn toàn có thể nâng cao năng suất bình quân lên > 60 tấn/ha/năm (như các xã khác trong huyện hiện nay), nên có biện pháp canh tác đúng đắn trên đất dốc.

  - Chăn nuôi chưa đáp ứng với tiềm năng hiện có, cần phấn đấu đạt 30% - 40% thu thập của ngành nông nghiệp.

  - Khuyến khích tạo điều kiện để sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại phát triển, hiện đang rất yếu tại địa phương.

  - Phát triển mạnh mẽ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Trong đó:

  + Báo cáo kịp thời các cấp, các ngành về thực tế xuống cấp của các hồ đập, kênh mương để đầu tư, nâng cấp; mặt khác các giải pháp phòng chống vỡ đập vào mùa mưa, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.

  + Phải phát triển mạnh mẽ các nghề tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản. Có chính sách khuyến khích và tổ chức cho nhân dân.

  + Khuyến khích và tổ chức cho nhân dân phát triển dịch vụ vận tải (dịch vụ then chốt).

  - Quy hoạch khu trung tâm của xã thành một phát triền mạnh về dịch vụ, đồng thời tạp sức hút từ các nhà đầu tư.

  - Tập trung chỉ đạo, giúp đỡ tạo điều kiện cho thanh niên trong xã đi xuất khẩu lao động. Thường xuyên có mối quan hệ với con em địa phương đi làm ăn xa, động viên họ làm ăn giàu có, chung sức, chung lòng xây dựng quê hương.

  - Thực thi các nhiệm vụ bảo vệ môi trường, không để môi trường bị tàn phá rồi mới hành động.

 

 

 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA XÃ NGỌC SƠN

Xã Ngọc Sơn là xã trung du miền núi nằm ở phía tây bắc của huyện Ngọc Lặc - tỉnh Thanh Hóa. Xã có 8 thôn, Dân số 4.025 người, với tổng diện tích đất tự nhiên là 1.554,27 ha.

1. Về vị trí địa lý

- Phía Đông giáp xã Ngọc Trung, huyện Ngọc Lặc

- Phía Bắc giáp xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc.

- Phía Nam giáp xã Ngọc Trung và Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc.

- Phía Tây giáp Thị trấn Ngọc Lặc.

- Xã Ngọc Sơn có hai tuyến đường giao thông huyện chạy qua là:

 + Tuyến đường chạy từ đường HCM qua xã Ngọc Liên, qua xã Ngọc Sơn đến giáp xã Ngọc Trung, tuyến đường này chạy qua xã Ngọc Sơn dài 2 km.

 + Tuyến đường chạy từ đường HCM qua xã Ngọc Khê, qua xã Ngọc Sơn tuyến đường này dài 9 km.

 + Tuyến từ Làng Mười chạy qua UBND xã đến giáp làng Trảy xã Ngọc Trung dài 4 km.

2. Về địa hình

 Địa hình Ngọc Sơn chủ yếu là đồi núi, tổng quan nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phía Tây Nam dọc theo ranh giới xã Minh Sơn là dãy núi cao, đỉnh cao nhất 343,70 m. Còn lại là bao chùm đồi bát úp, không đồng nhất, cao thấp xen kẽ nhau (độ cao các đỉnh đồi trên, dưới 100m) dưới chân thoải dần, có thể trồng màu, cây công nghiệp và trồng lúa nước.

Nước mưa trên phần đất phía Bắc của xã do tích chất của địa hình, chảy về 2 phía Tây và Đông, Phía Đông chủ yếu đổ ra sông Hép; Phía Tây chủ yếu gom nước đổ về hồ Ngọc Đó, hồ Giếng hang và dồn về khe rừng Mú nhận nước mưa từ các địa hình nói trên dồn về Bai si thôn Hoành Sơn chảy về Ngọc Trung.

Đất có độ dốc dưới 150, diện tích khoảng 650 ha chiếm khoảng 42% diện tích tự nhiên của xã. Số đất còn lại là đất có độ dốc trên 150.

3. Về khí hậu, thủy văn

- Khí hậu

  Ngọc Sơn nằm trong vùng khí hậu trung du tỉnh Thanh Hóa. Nền nhiệt độ cao vừa phải, tổng diện tích ôn cả năm 7.6000C – 8.5000C, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 39 - 410C; nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 0 - 30C. Lượng mưa cả năm khoảng 2.100mm, mùa mưa kéo dài 6 -7 tháng, từ tháng 4 đến tháng 11, mưa lớn ở các tháng 8,9,10. Độ ẩm không khí lớn, trung bình 86%. Lốc xoáy và lũ cuốn đột ngột, nắng hạn kéo dài vào mùa hè, rét đậm vào mùa đông.

Thủy Văn:

 Huyện Ngọc Lặc nói chung và xã Ngọc Sơn nói riêng nằm trong vùng thủy văn sông Chu. Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11, là vùng mưa lớn, lượng mưa trung bình hàng năm 1.600 - 2.200 mm/năm.

Đói với xã Ngọc Sơn, lượng mưa trung bình cả năm khoảng 2.100 mm. Cùng với địa hình phức tạp, độ dốc lớn…., lũ lụt cục bộ thường xuyên xảy ra vào mùa mưa. Tuy nhiên, nhờ có hệ thống hồ đập nhỏ như hồ Ngọc Đó, hồ Làng Bông…. là nơi điều tiết nước kịp thời khi xảy ra mưa lũ, nhờ đó ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống dân cư không đáng kể và không thường xuyên.

4. Về tài nguyên

4.1. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên: 1.554,27 ha, mật độ dân số 815m2/khẩu (Số liệu tính tại thời điểm 01/01/2010 dân số tính đến ngày 31/12/2010)

- Đất Nông Nghiệp: 1.091,64 ha

Đất sản xuất nông nghiệp: 439,42 ha

+ Đất trồng cây hàng năm: 407,36 ha

+ Đất trồng cây lâu năm: 32,06 ha

Đất lâm nghiệp: 639,82 ha

+ Đất rừng sản xuất: 524,22 ha

+ Đất rừng phũng hộ: 115,60 ha

Đất nuôi trồng thuỷ sản: 12,44 ha

- Đất phi nông nghiệp: 440,18 ha

- Đất ở nông thôn: 167,46 ha

- Đất chuyên dùng: 239,67 ha

- Đất nghĩa trang: 12,46 ha

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 20,4 ha

- Đất chưa sử dụng: 4,85 ha.

4.2. Tài nguyên rừng

Tổng diện tích rừng là: 639,82 ha.

- Diện tớch rừng tự nhiờn: 524,22 ha

- Diện tớch rừng phũng hộ: 115,60 ha

4.3. Tài nguyên nước

Tổng diện tích mặt nước sử dụng để nuôi trồng thủy sản: 12,44 ha chủ yếu là diện tích ao, hồ phục vụ nuôi trồng thủy sản.

Ngọc Sơn có một số suối nhỏ. Nguồn nước ở đây nhiều vào mùa mưa, nghèo kiệt vào mùa đông. Ngoài ra, còn có hệ thống ao hồ làm nơi dự trữ nước.

Cho đến nay, chưa có một đánh giá nào về tiềm năng nước ngầm đối với huyện Ngọc Lặc nói chung và xã Ngọc Sơn nói riêng. Năm 2009, trong dự thảo Báo cáo về chỉ tiêu trữ lượng đá sét xi măng khu vực ranh giới giữa 2 xã Minh tiến và Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc có ghi: “ Trong diện tích thăm dò, không có dòng chảy cố định, không có các điểm xuất lộ nước, tại các lỗ khoan thăm dò không phát hiện thấy nước ngầm”. Đối với xã Ngọc Sơn, chắc chắn cũng tương tự. Tuy nhiên, nước ngầm tầng nông (< 10 m) tại các khu vực thấp, tương đối phong phú, chất lượng nước trong, sạch đảm bảo cho sinh hoạt.

5. Cảnh quan môi trường:

Là xã có dãy núi tích bao bọc, môi trường cơ bản trong lành.Tuy nhiên, mưa lớn thường gây lũ lụt cục bộ, tuy ngắn nhưng ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường làng xãm, đồng ruộng. Gần đây, do chăn nuôi phát triển, chất thải từ chuồng trại chăn nuôi, trên đồng ruộng, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học đang có chiều hướng gây ô nhiễm các khu dân cư, ảnh hưởng tới môi sinh.

Hiện nay, rừng trên địa bàn xã có độ che phủ của rừng ngày càng cao, các hoạt động vệ sinh môi trường được chú trọng, đường làng ngõ xãm sạch sẽ, có 98% hộ gia đình dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 90% có hệ thống công trình vệ sinh hợp vệ sinh.

6. Đánh giá lợi thế phát triển dựa trên tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên của xã:

6.1. Thuận lợi:

  - Về vị trí địa lý: ở gần huyện lỵ, có hệ thống giao thông liên hoàn, giao lưu kinh tế với bên ngoài dễ dàng.

  - Việc trồng cây hàng năm như mía, sắn, sắn dây... tuy là bước đầu nhưng đang hướng tới nền sản xuất hàng hóa. Diện tích rừng sản xuất nhiều là cơ sở để phát triển nông lâm kết hợp, không những có hiệu quả kinh tế, mà còn bảo vệ được môi sinh môi trường.

  - Tiềm năng lao động còn nhiều, đặc biệt là lao động trẻ, có trình độ tay nghê là lợi thế để tham gia các công ty, nhà máy, xí nghiệp trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là tham gia xuất khẩu lao động mang lại nguồn thu nhập lớn cho người lao động.

  - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thường xuyên được chăm lo, ngày càng đầy đủ và nâng cao về chất. Khu dân cư nông thôn có nhiều thay đổi theo hướng văn minh.

  - Môi trường cơ bản trong lành.

  6.2. Các khó khăn, và các  công việc cần  thực hiện.

  - Phần lớn đất đai của xã có địa hình phức tạp, độ dốc lớn sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Do biến đổi khí hậu, thời tiết còn thất thường, trên 70 ha đất trồng lúa phụ thuộc tự nhiên, cần mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp, đảm bảo đời sống kinh tế ổn định cho nhân dân.

  - Đối với cây mía, cây sắn, đã có thị trường tiêu thụ, hoàn toàn có thể nâng cao năng suất bình quân lên > 60 tấn/ha/năm (như các xã khác trong huyện hiện nay), nên có biện pháp canh tác đúng đắn trên đất dốc.

  - Chăn nuôi chưa đáp ứng với tiềm năng hiện có, cần phấn đấu đạt 30% - 40% thu thập của ngành nông nghiệp.

  - Khuyến khích tạo điều kiện để sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại phát triển, hiện đang rất yếu tại địa phương.

  - Phát triển mạnh mẽ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Trong đó:

  + Báo cáo kịp thời các cấp, các ngành về thực tế xuống cấp của các hồ đập, kênh mương để đầu tư, nâng cấp; mặt khác các giải pháp phòng chống vỡ đập vào mùa mưa, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.

  + Phải phát triển mạnh mẽ các nghề tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản. Có chính sách khuyến khích và tổ chức cho nhân dân.

  + Khuyến khích và tổ chức cho nhân dân phát triển dịch vụ vận tải (dịch vụ then chốt).

  - Quy hoạch khu trung tâm của xã thành một phát triền mạnh về dịch vụ, đồng thời tạp sức hút từ các nhà đầu tư.

  - Tập trung chỉ đạo, giúp đỡ tạo điều kiện cho thanh niên trong xã đi xuất khẩu lao động. Thường xuyên có mối quan hệ với con em địa phương đi làm ăn xa, động viên họ làm ăn giàu có, chung sức, chung lòng xây dựng quê hương.

  - Thực thi các nhiệm vụ bảo vệ môi trường, không để môi trường bị tàn phá rồi mới hành động.

 

 

công khai TTHC