Ý kiến thăm dò

Tình hình kinh tế - xã hội

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
118524

Thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội của xã Ngọc Sơn qua các gia đoạn lịch sử

Ngày 21/07/2019 10:00:08

Qua nhiều năm chia tách, thành lập, xây dựng và phát triển, nhân dân và cán bộ xã Ngọc Sơn đã nỗ lực phấn đấu vượt quan muôn vàn khó khăn xây dựng quê hương Ngọc Sơn ngày càng giàu đẹp

Thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội của xã Ngọc Sơn qua các giai đoạn lịch sử
1. Giai đoạn 1969-1975
- Sau khi đế quốc Mỹ ngừng ném bom bắn phá miền Bắc, tranh thủ thời cơ và điều kiện thuận lợi, Đảng bộ tập trung lãnh đạo nhân dân trong xã khắc phục hậu quả chiến tranh để lại, tăng cường chi viện người và của cho tiền tuyến lớn miền Nam anh hùng. Nhiệm vụ chung là “Nâng cao ý thức cách mạng tiến công, quyết chiến, quyết thắng trong toàn Đảng bộ và quân dân trong tỉnh, tập trung đẩy mạnh sản xuất, trọng tâm là sản xuất lương thực, thực phẩm, động viên cao độ sức người, sức của đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu to lớn và khẩn trương của tiền tuyến, đảm bảo giao thông vận tải thông suốt trong mọi tình huống. Đồng thời bảo vệ địa phương, chăm lo tổ chức tốt đời sống nhân dân”. Chỉ đạo thực hiện tốt các phong trào đề ra: "Phong trào làm thuỷ lợi, làm phân bón và trồng cây gây rừng", "Phong trào đi học kỹ thuật và đi học quản lý tốt hợp tác xã", "Phong trào tổ chức Đảng và củng cố cơ sở Đảng tốt".
- Qua đó, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp được khôi phục, từng bước phát triển đạt được kế hoạch đề ra, cây lúa bình quân đạt 140 Kg/sào, mô hình cánh đồng có năng suất cao được chú ý, diện tích trồng màu được mở rộng, chăn nuôi tập thể được khôi phục và phát triển. Bai đập được tu sửa để phục vụ tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp có nhiều tiến bộ rõ rệt.
- Về chăn nuôi khuyến khích hộ chăn nuôi tập thể phát triển đảng bộ chủ trương lãnh đạo các hợp tác xã giao trâu bò sinh sản và cày kéo cho hộ gia đình chăn dắt sử dụng sức cày kéo trong sản xuất nông nghiệp. Tăng cường chăn nuôi ở các hộ gia đình đảm bảo thực phẩm nghĩa vụ và cải thiện trong từng hộ gia đình. Sau chuyến thăm rừng luồng Kim ngọc (xã Ngọc liên) năm 1969 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, huyện đã phát động phong trào trồng luồng trên phạm vi toàn huyện. Đảng bộ đã phát động nhân dân trong xã dấy lên phao trào trồng luồng, đi đầu trong phong trào này là các cụ phu lão và thanh niên. trong thời gian này đã tu bổ bảo vệ được trên 70 héc ta rừng, khai thác hàng vạn cây luồng bán cho Nhà nước.
- Song song với việc phát triển kinh tế, văn hoá giáo dục cũng có bước phát triển mới, vệ sinh môi trường được chú trọng, trong thời gian này đảng bộ đã vận động nhân dân trong xã rời chuồng trại nuôi gia súc, gia cầm ra xa nhà đảm bảo vệ sinh thôn bản vì thế tránh được nhiều dịch bệnh. Ngọc Sơn là một trong 4 xã được công nhận dứt điểm 8 công trình: nhà tắm, giếng nước, nhà vệ sinh được huyện chọn làm xã điển hình.
2. Giai đoạn 1975 - 1986
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã kềt thúc thắng lợi với chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng, thắng lợi đó đa đưa cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới, cả nước quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thực hiện nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện với khẩu hiệu “Tất cả sản cho sản xuẩt, tất cả để xây dựng chủ nghĩ xã hội”. Chỉ thị khoán 100; khoán 10 được ban hành và áp dụng tổ chức thực hiện. Đối với cây lúa áp dụng 3 hình thức: Một là giao khoán cho đội sản xuất thưởng phạt 100%, hai là khoán từng khâu đến sản phẩm cuối cùng cho nhóm thưởng phạt 100% cho nhóm bằng hiện vật; Ba là: Khoán từng khâu đến sản phẩm cuối cùng cho người lao động và thưởng phạt 100% bằng hiện vật. Các loại cây màu như ngô, khoai, sắn khoán từng khâu đến sản phẩm cuối cùng cho người lao động thưởng phạt 100% bằng hiện vật, năng suất lúa bình quân đạt 185 Kg/sào; áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để thâm canh cây lúa, cây màu, cây công nghiệp, vụ mùa năm 1984 năng suất lúa nhiều hợp tác xã đạt 200 Kg/sào; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.
- Văn hoá, y tế, giáo dục ngày càng được củng cố và phát triển, mỗi thôn đều có đội văn nghệ, đội thông tin lưu động tuyên truyền những gương người tốt, việc tốt. Trường học được củng cố con em đến trường ngày càng nhiều. - Quốc phòng an ninh được giữ vững, hàng năm đều hoàn thành chỉ tiêu nghĩa vụ quân sự, xây dựng được dân quân tự vệ mạnh, làm tốt công tác quân dự bị động viên trong nhiều năm là đơn vị làm tốt phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.
3. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay
- Bước vào công cuộc đổi mới đất nước, nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh sản xuất nông - lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, thực sự xem nông nghiệp là hàng đầu nhằm giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, thực phẩm. Chú trọng sản xuất hàng hoá nông sản, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu đảm bảo số lượng và chất lượng; tăng thu ngân sách đê tích lũy xây dựng cơ sở vật chất, phục vụ đời sống nhân dân: Hạ tỷ lệ tăng dân số, xây dựng văn hoá, giáo dục, y tế, quốc phòng an ninh một cách bền vững, hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước. - Đến năm 1999 đã đưa vào 40 % giống lúa lai vì vậy năng suất một số cây trồng đạt khá (Lúa năng suất đạt 32 tạ/ha, ngô đạt 20 tạ/ha, khoai năng suất đạt 30 tạ/ha, sắn 30 tạ/ha…), sản lượng quy thóc năm 1999 đạt 1039,6 tấn đến năm 2000 đạt 1.228 tấn. Chăn nuôi bố trí chăn nuôi phù hợp ở các thôn, hộ gia đình, công tác tiêm phòng được chú trọng vì vậy trong chăn nuôi đạt khá (Tổng đàn trâu có 610 con, đàn bò 57 con, đàn lợn 1300 con ). Mỗi năm trồng mới 15 ha rừng, khoanh nuôi, chăm sóc , bảo vệ đạt hiệu quả. Mỗi năm khai thác từ 20 đến 30 ngàn cây luồng. - Năm 2005, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội đạt 9%. Bình quân thu nhập đầu người là 3.162.000 đồng, tăng so với năm 2000 là 840.000 đồng. Sản lượng quy thóc đạt 1.530 tấn tăng 260 tấn so với kế hoạch; Bình quân giai đoạn 2000 - 2005, mỗi năm trồng 300 ha cây mía nguyên liệu, năng suất bình quân 48 tấn/ha. Tổng đàn trâu có 986 con tăng so với thời kỳ 1996 - 2000 là 245 con, đàn bò có 111 con tăng so với 1996 - 2000 là 61 con, đàn lợn có 8105 con tăng 2105 con, đàn dê co 234 con, cá nước ngọt 39.500 Kg, gia cầm xuất chuồng 70.800 con/năm. Văn hóa, giáo dục được chú trọng phát triển, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp đạt 98 - 100 %. Học sinh thi vào trường Phổ thông trung học, Trung tâm giáo dục thường xuyên ngày càng nhiều, đậu vào Đại học, Cao đẳng số lượng được nâng lên (Đại học 12 em, Cao đẳng 6 em, Trung cấp các ngành và Sư phạm 12+2 là 33 em ). Năm 2003 xã đã hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở. Khai trương được 4 làng văn hóa và 2 Cơ quan văn hóa, có 627 gia đình đạt gia đình văn hóa chiếm tỷ lệ 72 % tổng các hộ gia đình trong toàn xã. Có 201 gia đình đạt Gia đình thể thao, có 478 gia đình đạt Gia đình Ông, bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đi vào hoạt động có nề nếp, bóng chuyền nam, nữ, hội diễn văn nghệ quần chúng thường xuyên được duy trì tập luyện và thi đấu giao hữu trong các dịp lễ hội. Công tác khám chữa bệnh cho nhân dân được chú ý, có nhiều chuyển biến tích cực trong việc khám, chữa và phòng bệnh. Dân số kế hoạch hóa gia đình hoạt động tích cực, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2000 là 1,72% giảm xuống còn 1% năm 2005 (Bình quân mỗi năm giảm 0,52 %), tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng năm 2000 là 38,1 % giảm xuống còn 20 % năm 2005. Chăm lo công tác xóa đói, giảm nghèo, năm 2001 có 363 hộ nghèo đến năm 2005 giảm xuống còn 198 hộ ; Nhà dột nát có 63 hộ giảm xuống còn 35 hộ. - Đến năm 2011, tổng giá trị thu nhập 28,7 tỷ đồng, bình quân thu nhập đầu người 6,5 triệu đồng/người/năm; Lương thực có hạt đạt: 1497.85 tấn; bình quân lương thực 336.8 kg/người/năm; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 0,8%; số hộ nghèo là 477 hộ (chiếm tỷ lệ 50,3%); hộ cận nghèo: 150 hộ (16,9%); tỷ lệ trẻ em SDD dưới 5 tuổi: 27,2%. Năm 2011 xây dựng xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ che phủ rừng: 39,6%. Tỷ lệ dân số được dùng nước hợp vệ sinh: 92%. - Đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế 10,6%, tổng giá trị thu nhập sản phẩm 83,6 tỷ đồng, bình quân thu nhập đầu người 18,2 triệu đồng, thu ngân sách tại địa bàn 175.558.980 đồng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, ngành nông lâm thủy sản 49,9%; TT công nghiệp - xây dựng cơ bản 9,1%; thương mại hàng hóa 3,2%; dịch vụ tiền công, tiền lương 37,8%. Tổng sản lượng lương thực (lúa, ngô) 2.042 tấn, bình quân lương thực đầu người 444kg. Văn hóa xã hội có nhiều đổi mới và phát triển, chất lượng giáo dục đào tạo ngày càng được nâng cao và đổi mới; hộ nghèo toàn xã là 105 hộ, chiếm 10,18%; hộ cận nghèo là 46 hộ, chiếm 4,46%. Xây dựng nông thôn mới có nhiều chuyển biến tích cực, trong năm huy động được 9,5 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó nhân dân đóng góp 4 tỷ đồng, xã hội hóa từ các cá nhân 146 triệu đồng. Xã đã đạt 10/19 tiêu chí; trung bình các thôn đạt 8,2 tiêu chí/thôn.
- Đến năm 2019 tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của xã Ngọc Sơn đã có những chuyển biến vượt bậc, tổng giá trị thu nhập trên địa bàn 162,2 tỷ đồng, trong đó: Thu từ sản xuất nông lâm thủy sản: 55,1 tỷ đồng; Thu từ các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: 7 tỷ đồng; Thu từ thương mại, dịch vụ tiền công, tiền lương: 100,1 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 40,3 triệu đồng/người/năm.
+ Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 700,3 / 690 ha, đạt 101% kế hoạch năm, bằng 105% so với cùng kỳ. Trong đó: Vụ đông 51,4 ha; vụ chiêm xuân 424 ha; vụ mùa 224,9 ha. Tổng sản lượng lương thực 1.880 tấn. Tổng diện tích trồng rừng 28,2 ha. Tổng đàn trâu 602 con; Đàn bò 201 con; Đàn lơn 318 con; Đàn gia cầm 31.276; Toàn xã đã xây dựng được 6 trang trại và 15 gia trại chăn nuôi, tổng hợp.
+ Đến nay xã đã được huyện công nhận xã đạt chuẩn xã văn hóa nông thôn mới; 8/8 thôn đạt thôn văn hóa. Tỷ lệ gia đình văn hóa 85%, tỷ lệ người tham gia tập luyện thể thao thường xuyên đạt 42%. Tỷ lệ tăng dân số bình quân 1%; đến nay xã đã có 36 lao động xuất khẩu, đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Tổng số lao động đi làm ăn xã, làm công ăn lương thường xuyên: 848 người; xã đã có 2/3 trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia; xã được công nhận xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; Số hộ nghèo toàn xã là 51 hộ, chiếm 4,9%; hộ cận nghèo 37 hộ, chiếm 3,55%.
+ Đến nay xã đã cơ bản đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới; 8/8 thôn cơ bản đạt 14/14 tiêu chí nông thôn mới. Nhìn chung qua 3 thời kỳ xây dựng và phát triển, gia đoạn 1969 - 1975; 1975-1986 và từ năm 1986 đến nay xã Ngọc Sơn đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm, qua nhiều khó khăn thử thách. Nhưng với ý chí đoàn kết và sự quyết tâm vươn lên của nhân dân, sự lãnh đạo toàn diện của Đảng và sự chỉ đạo điều hành của chính quyền địa phương, sự phối hợp vào cuộc chung tay của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể xã hội, đặc biệt là sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND, MTTQ, các ban ngành đoàn thể cấp huyện, các phòng chuyên môn UBND cấp huyện đã đưa Ngọc Sơn từ một xã thuần nông thuộc xã khu vực đặc biệt khó khăn (135) vươn lên trở thành một xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Đến nay kinh tế toàn xã đã có những thành tựu khởi sắc và ngày càng phát triển, văn hóa xã hội có nhiều đổi mới tích cực, an sinh xã hội được quan tâm, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao; an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định là tiền đề cơ bản để xã Ngọc Sơn ngày càng vững bước đi lên, phấn đấu xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, xã kiểu mẫu...
Thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội của xã Ngọc Sơn qua các giai đoạn lịch sử
1. Giai đoạn 1969-1975
- Sau khi đế quốc Mỹ ngừng ném bom bắn phá miền Bắc, tranh thủ thời cơ và điều kiện thuận lợi, Đảng bộ tập trung lãnh đạo nhân dân trong xã khắc phục hậu quả chiến tranh để lại, tăng cường chi viện người và của cho tiền tuyến lớn miền Nam anh hùng. Nhiệm vụ chung là “Nâng cao ý thức cách mạng tiến công, quyết chiến, quyết thắng trong toàn Đảng bộ và quân dân trong tỉnh, tập trung đẩy mạnh sản xuất, trọng tâm là sản xuất lương thực, thực phẩm, động viên cao độ sức người, sức của đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu to lớn và khẩn trương của tiền tuyến, đảm bảo giao thông vận tải thông suốt trong mọi tình huống. Đồng thời bảo vệ địa phương, chăm lo tổ chức tốt đời sống nhân dân”. Chỉ đạo thực hiện tốt các phong trào đề ra: "Phong trào làm thuỷ lợi, làm phân bón và trồng cây gây rừng", "Phong trào đi học kỹ thuật và đi học quản lý tốt hợp tác xã", "Phong trào tổ chức Đảng và củng cố cơ sở Đảng tốt".
- Qua đó, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp được khôi phục, từng bước phát triển đạt được kế hoạch đề ra, cây lúa bình quân đạt 140 Kg/sào, mô hình cánh đồng có năng suất cao được chú ý, diện tích trồng màu được mở rộng, chăn nuôi tập thể được khôi phục và phát triển. Bai đập được tu sửa để phục vụ tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp có nhiều tiến bộ rõ rệt.
- Về chăn nuôi khuyến khích hộ chăn nuôi tập thể phát triển đảng bộ chủ trương lãnh đạo các hợp tác xã giao trâu bò sinh sản và cày kéo cho hộ gia đình chăn dắt sử dụng sức cày kéo trong sản xuất nông nghiệp. Tăng cường chăn nuôi ở các hộ gia đình đảm bảo thực phẩm nghĩa vụ và cải thiện trong từng hộ gia đình. Sau chuyến thăm rừng luồng Kim ngọc (xã Ngọc liên) năm 1969 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, huyện đã phát động phong trào trồng luồng trên phạm vi toàn huyện. Đảng bộ đã phát động nhân dân trong xã dấy lên phao trào trồng luồng, đi đầu trong phong trào này là các cụ phu lão và thanh niên. trong thời gian này đã tu bổ bảo vệ được trên 70 héc ta rừng, khai thác hàng vạn cây luồng bán cho Nhà nước.
- Song song với việc phát triển kinh tế, văn hoá giáo dục cũng có bước phát triển mới, vệ sinh môi trường được chú trọng, trong thời gian này đảng bộ đã vận động nhân dân trong xã rời chuồng trại nuôi gia súc, gia cầm ra xa nhà đảm bảo vệ sinh thôn bản vì thế tránh được nhiều dịch bệnh. Ngọc Sơn là một trong 4 xã được công nhận dứt điểm 8 công trình: nhà tắm, giếng nước, nhà vệ sinh được huyện chọn làm xã điển hình.
2. Giai đoạn 1975 - 1986
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã kềt thúc thắng lợi với chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng, thắng lợi đó đa đưa cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới, cả nước quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thực hiện nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện với khẩu hiệu “Tất cả sản cho sản xuẩt, tất cả để xây dựng chủ nghĩ xã hội”. Chỉ thị khoán 100; khoán 10 được ban hành và áp dụng tổ chức thực hiện. Đối với cây lúa áp dụng 3 hình thức: Một là giao khoán cho đội sản xuất thưởng phạt 100%, hai là khoán từng khâu đến sản phẩm cuối cùng cho nhóm thưởng phạt 100% cho nhóm bằng hiện vật; Ba là: Khoán từng khâu đến sản phẩm cuối cùng cho người lao động và thưởng phạt 100% bằng hiện vật. Các loại cây màu như ngô, khoai, sắn khoán từng khâu đến sản phẩm cuối cùng cho người lao động thưởng phạt 100% bằng hiện vật, năng suất lúa bình quân đạt 185 Kg/sào; áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để thâm canh cây lúa, cây màu, cây công nghiệp, vụ mùa năm 1984 năng suất lúa nhiều hợp tác xã đạt 200 Kg/sào; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.
- Văn hoá, y tế, giáo dục ngày càng được củng cố và phát triển, mỗi thôn đều có đội văn nghệ, đội thông tin lưu động tuyên truyền những gương người tốt, việc tốt. Trường học được củng cố con em đến trường ngày càng nhiều. - Quốc phòng an ninh được giữ vững, hàng năm đều hoàn thành chỉ tiêu nghĩa vụ quân sự, xây dựng được dân quân tự vệ mạnh, làm tốt công tác quân dự bị động viên trong nhiều năm là đơn vị làm tốt phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.
3. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay
- Bước vào công cuộc đổi mới đất nước, nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh sản xuất nông - lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, thực sự xem nông nghiệp là hàng đầu nhằm giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, thực phẩm. Chú trọng sản xuất hàng hoá nông sản, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu đảm bảo số lượng và chất lượng; tăng thu ngân sách đê tích lũy xây dựng cơ sở vật chất, phục vụ đời sống nhân dân: Hạ tỷ lệ tăng dân số, xây dựng văn hoá, giáo dục, y tế, quốc phòng an ninh một cách bền vững, hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước. - Đến năm 1999 đã đưa vào 40 % giống lúa lai vì vậy năng suất một số cây trồng đạt khá (Lúa năng suất đạt 32 tạ/ha, ngô đạt 20 tạ/ha, khoai năng suất đạt 30 tạ/ha, sắn 30 tạ/ha…), sản lượng quy thóc năm 1999 đạt 1039,6 tấn đến năm 2000 đạt 1.228 tấn. Chăn nuôi bố trí chăn nuôi phù hợp ở các thôn, hộ gia đình, công tác tiêm phòng được chú trọng vì vậy trong chăn nuôi đạt khá (Tổng đàn trâu có 610 con, đàn bò 57 con, đàn lợn 1300 con ). Mỗi năm trồng mới 15 ha rừng, khoanh nuôi, chăm sóc , bảo vệ đạt hiệu quả. Mỗi năm khai thác từ 20 đến 30 ngàn cây luồng. - Năm 2005, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội đạt 9%. Bình quân thu nhập đầu người là 3.162.000 đồng, tăng so với năm 2000 là 840.000 đồng. Sản lượng quy thóc đạt 1.530 tấn tăng 260 tấn so với kế hoạch; Bình quân giai đoạn 2000 - 2005, mỗi năm trồng 300 ha cây mía nguyên liệu, năng suất bình quân 48 tấn/ha. Tổng đàn trâu có 986 con tăng so với thời kỳ 1996 - 2000 là 245 con, đàn bò có 111 con tăng so với 1996 - 2000 là 61 con, đàn lợn có 8105 con tăng 2105 con, đàn dê co 234 con, cá nước ngọt 39.500 Kg, gia cầm xuất chuồng 70.800 con/năm. Văn hóa, giáo dục được chú trọng phát triển, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp đạt 98 - 100 %. Học sinh thi vào trường Phổ thông trung học, Trung tâm giáo dục thường xuyên ngày càng nhiều, đậu vào Đại học, Cao đẳng số lượng được nâng lên (Đại học 12 em, Cao đẳng 6 em, Trung cấp các ngành và Sư phạm 12+2 là 33 em ). Năm 2003 xã đã hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở. Khai trương được 4 làng văn hóa và 2 Cơ quan văn hóa, có 627 gia đình đạt gia đình văn hóa chiếm tỷ lệ 72 % tổng các hộ gia đình trong toàn xã. Có 201 gia đình đạt Gia đình thể thao, có 478 gia đình đạt Gia đình Ông, bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đi vào hoạt động có nề nếp, bóng chuyền nam, nữ, hội diễn văn nghệ quần chúng thường xuyên được duy trì tập luyện và thi đấu giao hữu trong các dịp lễ hội. Công tác khám chữa bệnh cho nhân dân được chú ý, có nhiều chuyển biến tích cực trong việc khám, chữa và phòng bệnh. Dân số kế hoạch hóa gia đình hoạt động tích cực, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2000 là 1,72% giảm xuống còn 1% năm 2005 (Bình quân mỗi năm giảm 0,52 %), tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng năm 2000 là 38,1 % giảm xuống còn 20 % năm 2005. Chăm lo công tác xóa đói, giảm nghèo, năm 2001 có 363 hộ nghèo đến năm 2005 giảm xuống còn 198 hộ ; Nhà dột nát có 63 hộ giảm xuống còn 35 hộ. - Đến năm 2011, tổng giá trị thu nhập 28,7 tỷ đồng, bình quân thu nhập đầu người 6,5 triệu đồng/người/năm; Lương thực có hạt đạt: 1497.85 tấn; bình quân lương thực 336.8 kg/người/năm; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 0,8%; số hộ nghèo là 477 hộ (chiếm tỷ lệ 50,3%); hộ cận nghèo: 150 hộ (16,9%); tỷ lệ trẻ em SDD dưới 5 tuổi: 27,2%. Năm 2011 xây dựng xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ che phủ rừng: 39,6%. Tỷ lệ dân số được dùng nước hợp vệ sinh: 92%. - Đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế 10,6%, tổng giá trị thu nhập sản phẩm 83,6 tỷ đồng, bình quân thu nhập đầu người 18,2 triệu đồng, thu ngân sách tại địa bàn 175.558.980 đồng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, ngành nông lâm thủy sản 49,9%; TT công nghiệp - xây dựng cơ bản 9,1%; thương mại hàng hóa 3,2%; dịch vụ tiền công, tiền lương 37,8%. Tổng sản lượng lương thực (lúa, ngô) 2.042 tấn, bình quân lương thực đầu người 444kg. Văn hóa xã hội có nhiều đổi mới và phát triển, chất lượng giáo dục đào tạo ngày càng được nâng cao và đổi mới; hộ nghèo toàn xã là 105 hộ, chiếm 10,18%; hộ cận nghèo là 46 hộ, chiếm 4,46%. Xây dựng nông thôn mới có nhiều chuyển biến tích cực, trong năm huy động được 9,5 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó nhân dân đóng góp 4 tỷ đồng, xã hội hóa từ các cá nhân 146 triệu đồng. Xã đã đạt 10/19 tiêu chí; trung bình các thôn đạt 8,2 tiêu chí/thôn.
- Đến năm 2019 tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của xã Ngọc Sơn đã có những chuyển biến vượt bậc, tổng giá trị thu nhập trên địa bàn 162,2 tỷ đồng, trong đó: Thu từ sản xuất nông lâm thủy sản: 55,1 tỷ đồng; Thu từ các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: 7 tỷ đồng; Thu từ thương mại, dịch vụ tiền công, tiền lương: 100,1 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 40,3 triệu đồng/người/năm.
+ Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 700,3 / 690 ha, đạt 101% kế hoạch năm, bằng 105% so với cùng kỳ. Trong đó: Vụ đông 51,4 ha; vụ chiêm xuân 424 ha; vụ mùa 224,9 ha. Tổng sản lượng lương thực 1.880 tấn. Tổng diện tích trồng rừng 28,2 ha. Tổng đàn trâu 602 con; Đàn bò 201 con; Đàn lơn 318 con; Đàn gia cầm 31.276; Toàn xã đã xây dựng được 6 trang trại và 15 gia trại chăn nuôi, tổng hợp.
+ Đến nay xã đã được huyện công nhận xã đạt chuẩn xã văn hóa nông thôn mới; 8/8 thôn đạt thôn văn hóa. Tỷ lệ gia đình văn hóa 85%, tỷ lệ người tham gia tập luyện thể thao thường xuyên đạt 42%. Tỷ lệ tăng dân số bình quân 1%; đến nay xã đã có 36 lao động xuất khẩu, đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Tổng số lao động đi làm ăn xã, làm công ăn lương thường xuyên: 848 người; xã đã có 2/3 trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia; xã được công nhận xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; Số hộ nghèo toàn xã là 51 hộ, chiếm 4,9%; hộ cận nghèo 37 hộ, chiếm 3,55%.
+ Đến nay xã đã cơ bản đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới; 8/8 thôn cơ bản đạt 14/14 tiêu chí nông thôn mới. Nhìn chung qua 3 thời kỳ xây dựng và phát triển, gia đoạn 1969 - 1975; 1975-1986 và từ năm 1986 đến nay xã Ngọc Sơn đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm, qua nhiều khó khăn thử thách. Nhưng với ý chí đoàn kết và sự quyết tâm vươn lên của nhân dân, sự lãnh đạo toàn diện của Đảng và sự chỉ đạo điều hành của chính quyền địa phương, sự phối hợp vào cuộc chung tay của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể xã hội, đặc biệt là sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND, MTTQ, các ban ngành đoàn thể cấp huyện, các phòng chuyên môn UBND cấp huyện đã đưa Ngọc Sơn từ một xã thuần nông thuộc xã khu vực đặc biệt khó khăn (135) vươn lên trở thành một xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Đến nay kinh tế toàn xã đã có những thành tựu khởi sắc và ngày càng phát triển, văn hóa xã hội có nhiều đổi mới tích cực, an sinh xã hội được quan tâm, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao; an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định là tiền đề cơ bản để xã Ngọc Sơn ngày càng vững bước đi lên, phấn đấu xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, xã kiểu mẫu...

công khai TTHC